Địa chỉ: Phòng B302, tầng 3, nhà B, khu A, Trường đại học Mỏ - Địa chất

Điện thoại: 024 3838 4975

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

I. Chức năng nhiệm vụ

+ Phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương được quản lý bởi Bộ môn Trắc địa mỏ, khoa Trắc địa- Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường đại học Mỏ - Địa chất.

+ Phòng thí nghiệm có nhiệm vụ:

     - Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực thuộc công tác Trắc địa mỏ;

     - Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực dịch chuyển đất đá và biến dạng bề mặt mỏ;

     - Quan trắc dịch động bề mặt mỏ; dự báo dịch chuyển bề mặt mỏ do ảnh hưởng của khai thác hầm lò, lộ thiên;

     - Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực địa tin học trong nghiên cứu, giám sát tài nguyên và môi trường;

     - Nghiên cứu, dự báo, cảnh bảo các tai biến môi trường, các phương pháp bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản bằng các phương pháp địa tin học;

     - Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu GIS mỏ - địa chất, GIS môi trường phục vụ quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên, khoáng sản;

     - Ứng dụng công nghệ GNSS/CORS trong các công tác Trắc địa – bản đồ.

II. Một số nội dung huấn luyện và nghiên cứu khoa học của phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương

     - Huấn luyện thực hành phương pháp đắp và vận hành mô hình vật liệu tương đương phục vụ nghiên cứu dịch chuyển biến dạng đất đá.

     - Huấn luyện thành lập phương án quan trắc, lập tuyến quan trắc dịch chuyển biến dạng bề mặt mỏ. Phân tích, đánh giá kết quả, đưa ra các thông số dịch chuyển biến dạng bề mỏ, đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả;

     - Thành lập các chương trình dự báo dịch chuyển biến dạng bề mặt mỏ, tính khối lượng khai thác mỏ;

     - Huấn luyện thực hành các loại máy toàn đạc điện tử, ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác Trắc địa - Bản đồ;

     - Huấn luyện thực hành đo phương vị cạnh bằng máy kinh vĩ con quay, đo liên hệ mặt bằng và độ cao xuống giếng ở các mỏ hầm lò;

     - Huấn luyện thực hành các phần mềm trong lĩnh vực địa tin học giám sát tài nguyên môi trường: Arcgis, eCongnition, Envi, Mapinfor, MicroStation SE.vv…

     - Nghiên cứu đưa ra các phương pháp bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản, dự báo, cảnh báo các tai biến môi trường bằng các phương pháp địa tin học.

III. Trang thiết bị tiêu biểu tại phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương

1. Thiết bị bay không người lái UAV

     Trong thời gian gần đây, Thiết bị bay không người lái (UAV) đã và đang lại hiệu quả cao ngoài thực tế sản xuất trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ. Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất trong thời đại 4.0. Bộ môn đã trang bị cho phòng thí nghiệm 02 máy bay không người lái UAV- Phantom4Pro; UAV-Inspider2 và Máy tính chủ xử lý dữ liệu lớn.

UAV_Inspider2; UAV-Phantom4Pro và máy tính xử lý số liệu UAV

     Thiết bị bay không người lái UAV đã được sử dụng hữu hiệu trong việc học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên của ngành. Ngoài ra thiết bị này cũng được Bộ môn sử dụng trong rất nhiều đề tài thực tế sản xuất với mục đích cung cấp dữ liệu phục vụ thành lập bản đồ và tính khối lượng
                                                   Hình ảnh ứng dụng UAV trong giảng dạy và thực tế sản xuất 

 2. Trạm tham chiếu hoạt động liên tục CORS

 

     Trạm CORS N001 Trường đại học Mỏ - Địa chất đặt tại phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương, khoa Trắc địa- Bản đồ và quản lý đất đai quản lý, Bộ môn Trắc địa mỏ trực tiếp vận hành hệ thống

     Đây là trạm thu tín hiệu vệ tinh GNSS được xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành từ năm 2013.

       - Hệ thống này bao gồm:

        + Ăngten thu tín hiệu vệ tinh GNSS;

        + Bộ giải mã tín hiệu vệ tinh Net S8;

        + Máy tính chủ IBM (Server);

        + Hệ thống phần mềm để xử lý số liệu, quản lý và lưu trữ dữ liệu;

        + Đường truyền Internet.

      - Chức năng của hệ thống này phục vụ đa lĩnh vực:

        + Các cơ quan làm quy hoạch, trắc địa công trình;

        + Các cơ quan làm về tài nguyên đất và khoáng sản;

        + Khí tượng, địa chất, địa chấn;

        + Thủy lợi và tài nguyên nước;

        + Quản lý, thiết kế, quy hoạch thành phố và giao thông;

        + Nông nghiệp và điều tra nông nghiệp;

       + Hệ thống điện lực;

       + Du lịch và điều tra lâm nghiệp;

       + Giám sát thiên tai và chuyển dịch của vỏ trái đất;

       + Quản lý, giám sát các công trình công cộng khác.

     Ứng dụng công nghệ trạm tham chiếu hoạt động liên tục GNSS/CORS trong các công tác trắc địa đang là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới. Nó mở ra phương pháp đo mới với độ chính xác cao, khả năng ứng dụng rộng rãi và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

     Thành lập trạm CORS- N001 tại trường Đại học Mỏ - Địa chất là một bước đột phá về công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ. Nó là cơ sở để có thể đào tạo sinh viên Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ về lĩnh vực này. Giúp các Em sinh viên có kiến thức thực tế phục vụ sản xuất liên quan đến công nghệ GNSS/CORS sau khi ra trường. Góp phần phát triển hệ thống mạng CORS rộng rãi ở Việt Nam.

3. Máy toàn đạc điện tử

     Máy toàn đạc điện tử là thiết bị được sử dụng rộng rãi ngoài thực tế sản xuất trong các lĩnh vực Trắc địa-Bản đồ. Thiết bị này được ứng dụng trong lĩnh vực Trắc địa mỏ, trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình, trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông....

     Phòng thí nghiệm Mô hình vật liệu tương đương được trang bị 02 máy Toàn đạc điện tử TS02 của hãng Leica, độ chính xác đo góc 05”; đo dài 2+2ppm khi đo với gương hồng ngoại; 2+3ppm khi đo bằng laser không gương với khoảng cách dưới 500m. Hiện tại, thiết bị này được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho sinh viên Ngành Trắc địa mỏ.

4. Mô hình vật liệu tương đương

     Mô hình vật liệu tương đương được xây dựng giống thực địa nhưng thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định so với thực tế. Phương pháp nghiên cứu trên mô hình có hiệu và có tác dụng bổ sung cho quan trắc thực địa.Thí nghiệm trên mô hình vật liệu tương đương giúp cho sinh viên và học viên ngành Trắc địa mỏ - công trình nắm được dịch chuyển đất đá trong quá trình khai thác khoáng sản ở các mỏ hầm lò. Thí nghiệm trên mô hình có ưu điểm là giảm được nhiều khối lượng công tác, rút ngắn được thời gian quan trắc, cho phép điều chỉnh các thông số địa chất, khai thác một cách linh hoạt, mô hình vật liệu tương đương thể hiện hình.

5. Máy kinh vĩ con quay MOM (Hungary)

     Gi-B1 là máy kinh vĩ con quay do hãng MOM của Hung-ga-ri sản xuất năm 1963. Gi-B1 có thể xác định góc phương vị với độ chính xác 15”. Toàn bộ thiết bị cân nặng 65 kg bao gồm ba phần chính: bộ phận đo góc, bộ phận con quay và bộ phận cung cấp điện. Bộ phận đo góc là máy kinh vĩ TE-B1 có độ chính xác đọc số 1” được gắn với con quay trên đế máy. Bộ phận con quay bao gồm con quay và các thiết bị phụ kiện. Trong khối hình trụ, con quay được treo trên thanh kim loại (Hệ thống O. Rellenstman). Bộ phận cung cấp điện bao gồm một biến dòng ba pha (12V) có tần số cao (416Hz). Năng lượng cung cấp cho thiết bị từ ắc-quy có điện thế 12V. Trong quá trình đo, thiết bị được đặt trên chân máy (13kg). Máy được định tâm, cân bằng và đinh hướng sơ bộ nhờ một bộ phận được gắn hai dọi quang học, địa bàn và ống thủy dài.

6. Máy đo cao áp kế

     Thiết bị đo cao áp kế giúp cho sinh viên, học viên ngành Trắc địa mỏ-Công trình biết cách đo chênh cao giữa hai điểm khi sự dụng thiết bị này

7. Hệ thống máy tính trang bị các phần mềm chuyên dụng

     Phòng thí nghiệm trang bị hệ thống máy tính hiện đại, cài đặt các chương trình phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực địa tin học, kỹ thuật trắc địa bản đồ. Làm cơ sở cho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành làm quen với thực tế sản xuất ngay từ trên ghế nhà trường.

C.ty cổ phần công nghệ TĐT trao tặng Bộ môn khóa cứng phần mềm TDT solution