Ngày 19/4/2017 tại khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Cô Phạm Thị Làn đã bảo vệ thành công LATS của mình trước hội đồng chấm LATS cấp Đại học Quốc Gia (cấp nhà nước). Đề tài ' Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sự dụng đất với điều kiện tự nhiên vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng'

Cô Phạm Thị Làn báo cáo LATS trước hội đồng

     Sau nhiều giờ làm việc công tâm, PGS. TS Nguyễn Cao Huần- Chủ tịch hội đồng chấm LATS đã thay mặt hội đồng đọc kết luận của hội đồng "LATS của NCS Phạm Thị Làn là một công trình khoa học nghiêm túc với nhiều ý nghĩa thực tiễn, hội đồng và các nhà khoa học đánh giá cao về chất lượng cũng như những kết quả đạt được của đề tài, 100% các thành viên trong hội đồng nhất trí, đề nghị cấp bằng Tiến sĩ chuyên ngành Bản đồ viễn thám và Hệ thông tin địa lý cho NCS Phạm Thị Làn" 

PGS.TS Nguyễn Cao Huần, chủ tịch hội đồng đọc kết luận của hội đồng

TS. Nguyễn Văn Sáng- Phó Khoa TĐBĐ và QLĐĐ chúc mừng NCS

     TS. Nguyễn Văn Sáng thay mặt khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai chức mừng NCS đã bảo vệ thành công LATS. TS hy vọng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong công tác đào tạo giữa hai Khoa nói riêng, giữa Trường ĐH Mỏ - Địa chất và trường Khoa học Tự nhiên nói chung. Đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Khoa và các nhà khoa học. TS hứa sẽ tạo mọi điều kiện để NCS Phạm Thị Làn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình.

ThS. Nguyễn Quốc Long chúc mừng NCS Phạm Thị Làn

     ThS. Nguyễn Quốc Long - Phó trưởng, phụ trách Bộ môn chúc mừng NCS đã bảo vệ thành công LATS. ThS rất vui mừng vì Bộ môn đã có thêm một tân Tiến Sĩ, đây chắc chắn sẽ là tiềm lực để Bộ môn phát triển mạnh hơn nữa trong đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Ứng dụng địa tin học trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. 

     Sau sáu tháng học tập và nghiên cứu tai Bộ môn Trắc địa mỏ, Trường đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn của GS. TS Võ Chí Mỹ, NCS người Ba Lan Michal Bu Trek đã có những kết quả nghiên cứu quan trọng để hoàn thành LATS của mình.

NCS. Michal Bu Trek báo cáo kết quả nghiên cứu của mình tại Bộ môn

      Sang Việt Nam từ chương trình học bổng Eramus từ tháng 10/2016, được sự hỗ trợ về mọi mặt của Trường đại học Mỏ - Địa chất và Bộ môn Trắc địa mỏ. Được sự hướng dẫn của Thầy giáo nhiều kình nghiệm, tần tình: GS. TS Võ Chí Mỹ. NCS Michal nhanh chóng quen với cuộc sống ở Việt Nam và đã có những nghiên cứu với những chuyến đi thực nghiệm tại các mỏ Việt Nam ở Lào Cai, Quảng Ninh... NCS nghiên cứu thử nghiệm công nghệ Scan laser trong công tác trắc địa ở vùng mỏ Việt Nam. 

Không khí trao đổi, thảo luận trong buổi báo cáo của NCS

     Từ kết quả nghiên cứu của mình. NCS Michal đã có những đánh giá bước đầu về khả năng ứng dụng cũng như ưu nhược điểm khi ứng dụng Scan laser ở các mỏ tại Việt Nam. Ngày 10/3 vừa qua NCS đã báo cáo những thành quả nghiên cứu của mình tại Bộ môn Trắc địa mỏ. NCS có mong muốn sẽ được trở lại Việt Nam trong thời gian tới để có nhiều thời gian phát triển nghiên cứu của mình.

      Sáng ngày 21 tháng 1 năm 2017, NCS Đặng Tuyết Minh đã báo cáo Tiểu luận tổng quan "Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa không gian trong phân vùng nguy cơ và cảnh báo lũ lưu vực Sông Lam"

     Thành viên Hội đồng gồm:

       1. GS.TS Võ Chí Mỹ (chủ tịch)

       2. TS Vương Trọng Kha (thư ký)

       3. TS Vũ Anh Tuân (Ủy viên)

Hội đồng chấm Tiểu luận tổng quan

     Báo cáo tiểu luận tổng quan của NCS Đặng Tuyết Minh được Hội đồng đánh giá cao, nội dung của Tiểu luận đã tổng quan đầy đủ, toàn diện về tình hình lũ luật trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó để đề xuất ứng dụng mô hình hóa không gian trong phân vùng nguy cơ và cảnh báo lũ lưu vực Sông Lam. Đã phân tích các công trình nghiên cứu liên quan, đây là các thông tin cơ bản để tác giả lựa chọn phương pháp không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu, đồng thời có thể kế thừa các kết quả đã có.

NCS. Đặng Thị Tuyết Minh báo cáo trước hội đồng

     Ngày 30 tháng 11 năm 2016, cô Lê Thị Thu Hà- Giảng viên của Bộ môn Trắc địa mỏ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Trường với tên đề tài "Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định". Đề tài của NCS có nhiều điểm mới, có ý nghĩa với thực tiễn và được hội đồng chấm LATS, các nhà khoa học đánh giá cao. 

     Là cán bộ nữ thuộc Bộ môn Trắc địa mỏ, cô Lê Thị Thu Hà luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong cả giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cô đã có nhiều bài báo, báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí, hội nghị khoa học có uy tín. 

     Trước cô Lê Thị Thu Hà một tháng giảng viên Nguyễn Viết Nghĩa của Bộ môn cũng đã bảo vệ thành công LATS tại trường đại học AGH - Ba Lan. Bộ môn Trắc địa mỏ có thêm hai tiến sĩ trẻ tuổi, nâng cao tiềm lực khoa học của bộ môn. Hơn thế nữa, Cô Phạm Thị Làn cũng đang hoàn tất thủ tục để bảo vệ LATS cấp trường và dự kiến sẽ bảo vệ vào tháng 1 năm 2017. Thầy Nguyễn Quốc Long và Thầy Phạm Văn Chung cũng đang hoàn thành thủ tục để hội thảo LATS của mình.  

ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Trong những năm qua, sự đổi mới chương trình, nội dung và mô hình đào tạo của bộ môn Trắc địa mỏ đã tạo đã được sự hưởng ứng và chấp nhận của xã hội. Theo đánh giá của Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, ngành Trắc địa mỏ Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khoáng sản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm an toàn. Mô hình kỹ sư Trắc địa mỏ-Công trình không những phát huy kỹ năng trong hoạt động khoáng sản mà còn tham gia hiệu quả trong công tác xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Nhờ tiếp cận nhanh với xu thế phát triển trên thế giới, uy tín khoa học của các cán bộ giảng dạy bộ môn Trắc địa mỏ cũng đã được thế giới ghi nhận và đã có nhiều hình thức trao đổi công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa bộ môn với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trên thế giới. 

 

 

Trong ảnh: Nghiên cứu sinh theo diện học bổng của Liên minh Châu Âu (EU) Michael Buczek tại Bộ môn Trắc địa mỏ đang được GS.TS Võ Chí Mỹ hướng dẫn sử dụng máy quét la-ze SPS ZOOM-300 GEOMAX trên công trường  mỏ Cọc Sáu.