Sáng ngày 16/12/2015, TS Nguyễn Quốc Long chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở mã số T15-31 đại diện cho nhóm nghiên cứu gồm Ths Lê Văn Cảnh, Ths Võ Ngọc Dũng và NCS Nguyễn Viết Nghĩa đã báo cáo kết quả đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng góc dốc của vỉa khai thác tới các tham số dịch động trên bề mặt".

     Đến dự buổi báo cáo, về phía cơ quan chủ trì có PGS.TS Đinh Văn Thắng, phó trường phòng Khoa học & Công nghệ; Ths Hoàng Thu Hằng, chuyên viên phòng Khoa học & Công nghệ; Ông Tô Xuân Chính, đại diện công ty cổ phần đầu tư Thành Kính và các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc địa mỏ.

 PGS.TS Đinh Văn Thắng công bố các thủ tục của buổi báo cáo

     Hội đồng nghiệm thu cấp trường gồm có: 1. TS Vương Trọng Kha, chủ tịch; PGS.TS Trần Đình Tô, phản biện; PGS.TS Nguyễn Xuân Thụy, ủy viên; TS. Nguyễn Bá Dũng, ủy viên; NCS Phạm Văn Chung, thư ký.

TS Nguyễn Quốc Long, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo đề tài

     Sau 30 phút báo cáo những kết quả chính của đề tài và hơn 1 tiếng trao đổi thảo luận, Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt, không trùng lặp, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Sản phẩm của của đề tài đúng như đăng ký ban đầu là 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và hướng dẫn 01 sinh viên làm đồ án tốt nghiệp đại học. Điểm trung bình trung của hội đồng là 89,8/100 điểm, xếp loại Tốt (khung 85-100 điểm).

 

     Sáng nay ngày 26/11/2015, Bộ môn Trắc địa mỏ đã kết hợp với công ty cổ phần thiết bị Thắng lợi-Victory Instrument JSC tổ chức hội thảo "Ứng dụng máy kinh vĩ con quay điện tử GyroX trong công tác trắc địa mỏ và công trình đường hầm". Hội thảo được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong khoa Trắc địa-Bản đồ & Quản lý đất đai và các Em sinh viên chuyên ngành Trắc địa mỏ - Công trình.

   Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi là đại diện độc quyền của hãng Topcon và Sokia - Nhật Bản từ năm 1998. Topcon hiện tại là hãng thiết bị Trắc địa chiếm thị phần nhiều nhất thế giới với 27%.

TS. Vương Trọng Kha- Trưởng Bộ môn Trắc địa mỏ, phát biểu khai mạc buổi hội thảo

     Hiện nay, Máy kinh vĩ con quay là một trong những thiết bị thực sự cần thiết tại các mỏ hầm lò và công trình đường hầm tại Việt Nam. Thiết bị này cho phép xác định được góc phương vị cạnh. Đối với các thế máy kinh vĩ con quay trước đây, ví dụ thiết bị đang được sử dụng tại mỏ Hà Lầm thì việc vận hành và đo đạc thật sự mất nhiều thời gian, công sức... Tại Hội thảo lần này công ty Victory đã giới thiệu máy kinh vĩ con quay điện tử, tính tới thời điểm hiện tại thì đây là một trong những máy đo phương vị hiện đại nhất và lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

 Ông Ngô Ngọc Hiển, Trưởng phòng kỹ thuật (nguyên là Sinh viên Trắc địa mỏ-CT K43) giới thiệu về máy GyroX

     Do máy kinh vĩ con quay GyroX là thiết bị đo góc phương vị hiện đại chưa được sử dụng ở Việt Nam, chính vì vậy trước khi đưa vào thực tế sản xuất công ty Victory đã cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc đại mỏ và bộ môn Trắc địa công trình tiến hành đo đạc kiểm nghiệm độ chính xác của máy.

 Đo kiểm nghiệm máy GyroX ngoài thực đia

     Đến với hội thảo lần này Victory không những mang máy đo phương vị hiện đại nhất Gyrox mà còn giới thiệu Gương phản xạ đa hướng, là sản phẩm gương Trắc địa có nhiều tính năng vượt trội.

Các Em sinh viên Trắc địa mỏ tìm hiểu về gương phản xạ đa hướng

Các Em Sinh viên ngành Trắc địa mỏ-CT luôn được tiếp cận với các thiết bị trắc địa hiện đại

 

     Theo định hướng phát triển của Bộ môn Trắc địa mỏ, phát triển đào tạo gắn kết với thực tế sản xuất. Bộ môn luôn chú trọng đến phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của Bộ môn. Hàng năm, các nhà khoa học trong Bộ môn Trắc địa mỏ có tới hàng trăm các bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín. Ngoài ra, tại các hội nghị khoa học trong nước cũng như Quốc tế các Thầy cô trong Bộ môn luôn tích cực tham gia và có số lượng báo cáo lớn và chất lượng.

     Bộ môn Trắc địa mỏ đã chủ trì tổ chức thành công 01 hội thảo Quốc tế. Tổ chức 06 hội thảo về Trắc địa mỏ trong phạm vi toàn quốc. Các hội nghị, hội thảo do Bộ môn tổ chức đều nhận được sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 

Giảng viên Bộ môn Trắc địa mỏ tại hội nghị Viet-Pol

     Hội nghị Quốc tế Viet-Pol lần thứ 2 được tổ tại Việt Nam. Hội nghị được sự quan tâm chú ý của rất nhiều các nhà khoa có uy tín học trong và ngoài nước. Đến với hội nghị lần này, Bộ môn Trắc địa mỏ có tổng số 08 báo cáo, trong đó 02 báo cáo trực tiếp tại hội nghị và 06 báo cáo trình bày dưới dạng Poster.

Giáo sư Trường đại học AGH- Balan báo cáo tại Hội nghị

NCS. Nguyễn Viết Nghĩa- Tự tin trình bày báo cáo tại hội nghị

Các Poster được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đảm bảo cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ

     Được sự định hướng của Bộ môn, các thế hệ trẻ trong Bộ môn Trắc địa mỏ, ngoài việc giảng dạy ra còn tham gia các hoạt động khoa học công nghệ một cách nghiêm túc và tích cực. Ths. Lê Văn Cảnh là cán bộ trẻ nhất Bộ môn hiện nay, tuy nhiên thường xuyên tham gia các hội nghị, đến với hội nghị Viet-Pol lần này Ths có 02 báo cáo

     Sau khi Hội nghị Viet-Pol kết thúc, tại Bộ môn Trắc địa mỏ, Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai đã có buổi làm việc với lãnh đạo khoa Trắc địa mỏ và Kỹ thuật môi trường- Trường đại học AGH - Balan. Lãnh đạo hai bên đã trao đổi về những thế mạnh của từng khoa, từng trường. Khả năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên cũng như cán bộ giảng dạy. Các nhà lãnh đạo đi đến nhất trí cao sẽ tăng cường hợp tác bền chặt hơn nữa giữa hai đơn vị, cũng nhau phát triển vững mạnh.