Hội nghị khoa học kỹ thuật công nghiệp mỏ toàn quốc được tổ chức thường niên. Ngày 13-14 tháng 8 Năm 2016 hội nghị lần thứ XXV được tổ chức tại TX Cửa Lò - tỉnh Nghệ An với chủ để "Công nghiệp mỏ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và biến đổi khí hậu". Hội nghị lần này nhận được gần 200 báo cáo của các nhà khoa học, sau khi tổng hợp và gửi tới các nhà khoa học phản biện thì có 108 báo cáo chất lượng tốt, hàm lượng khoa học cao, phù hợp với chủ đề của hội nghị được đăng trong Tuyển tập báo cáo.

 Toàn cảnh hội nghị trước giờ khai mạc

     Hội nghị được đông đảo các nhà khoa học quan tâm tới dự, sau hai ngày làm việc tích cực Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Nội dung các báo cáo tập trung vào các vấn đề Biến đổi khí hậu, những tai biến thiên nhiên tác động tới ngành khai thác mỏ và kinh tế xã hội. Những cơ hội và thách thức của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế. Hội nghị đã nghị sự về các giải pháp khắc phục ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Các Thầy trong bộ môn Trắc địa mỏ tại hội nghị

     Trắc địa mỏ được ví như con mắt của người thợ lò, Bộ môn Trắc địa mỏ có gần 50 năm phát triển cùng ngành mỏ. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, các nhà khoa học thuộc Bộ môn Trắc địa mỏ luôn tích cực đồng hành cùng ngành mỏ, luôn chủ động trong việc nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất. Đến với hội nghị lần này Bộ môn đã có 8 báo cáo khoa học.

Tập thể GV bộ môn Trắc địa mỏ chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

     Ngày 16/5/2016 đoàn cán bộ bao gồm: đ/c Nguyễn Viết Nghĩa, Lê Văn Cảnh, Võ Ngọc Dũng - Bộ môn Trắc địa mỏ; đ/c Nguyễn Văn Hiệp - Bộ môn Bản đồ; đ/c Phạm Tuấn Ninh - Trắc địa trưởng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); đ/c Nguyễn Đắc Đồng- Trắc địa trưởng, Công ty Tư vấn mỏ (Vinacomin); đ/c Nguyễn Tiến Dụng - Trưởng phòng Trắc địa - Địa chất, Công ty CP than Núi Béo;  đ/c Nguyễn Kim Lai - Giám đốc công ty CP công nghệ Nguyễn Kim và một số đ/c cán bộ của mỏ than Núi Béo, công ty Tư vấn mỏ đã tổ chức thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới để thành lập bản đồ mỏ tại Công trường khai thác than vỉa 14 - mỏ than Núi Béo.

    Tại đợt thử nghiệm này đã tiến hành song song thử nghiệm đo vẽ thành lập bản đồ mỏ bằng công nghệ bay chụp không người lái (UAV) và công nghệ GNSS/CORS/RTK. Sau đó, được tiến hành kiểm tra với kết quả với phương pháp đo bằng Toàn đạc điện tử. Đây là những công nghệ mới đang được Tập đoàn Than khoáng sản Việ Nam - Vinacomin quan tâm. 

Đoàn cán bộ tham gia đo thử nghiệm

Ứng dụng công nghệ mới vào thực tế sản xuất là vấn đề được các mỏ đặc biệt quan tâm. Trong đó, công ty CP than Núi Béo là một trong những đơn vị luôn đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ mới vào Trắc địa mỏ phục vụ sản xuất.

Lập phương án kỹ thuật, tại phòng Trắc địa - Địa chất mỏ than Núi Béo

Công tác chuẩn bị thiết bị UAV tại moong khai thác vỉa 14 - mỏ than Núi Béo

Công tác chuẩn bị trạm CORS/RTK tại moong khai thác vỉa 14- mỏ than Núi Béo

đ/c Phạm Tuấn Ninh trực tiếp chỉ đạo đo thử nghiệm UAV và GNSS/CORS

Kiểm tra điểm mốc trắc địa cơ sở khống chế (UAV) và các điểm GNSS/CORS

đ/c. Nguyễn Viết Nghĩa đo chi tiết kiểm tra tầng khai thác công trường vỉa 14 và bờ tầng bãi thải của mỏ bằng công nghệ GNSS/CORS/RTK

ThS. Lê Văn Cảnh đo kiểm tra khối lượng đất đá bóc bằng công nghệ GNSS/CORS/RTK

 

Các điểm đo chi tiết bằng GNSS/CORS/RTK đều được đo song song bằng TĐĐT

 Đoàn cán bộ kết thúc đo thử nghiệm đo GNSS/CORS/RTK tại đáy moong khai thác vỉa 14 (mức -110m)

 

     Để luôn gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - Sản xuất. Các giảng viên trong Bộ môn Trắc địa mỏ luôn tích cực trên cả 3 phương diện. Nhất là các giảng viên trẻ, để có những bài giảng gắn liền với thực tiễn và có những nghiên cứu đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế sản xuất. Việc đi thực tế sản xuất ở các đơn vị là công việc được thực hiện thường xuyên.

Giếng đứng tại mỏ Núi Béo

Thầy Nguyễn Viết Nghĩa và Thầy Lê Văn Cảnh tại đường lò chính mức -350 mỏ than Núi Béo

Thảo luận phương án trước khi đo

     Sau mỏ Hà Lầm, Núi Béo là mỏ thứ 2 tại Việt Nam mở vỉa bằng giếng đứng có độ sâu lớn và là mỏ đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy kinh vĩ con quay điện tự trong thành lập lưới khống chế trắc địa mỏ hầm lò

 

Xác định phương vị lưới khống chế hầm lò bằng máy Kinh vĩ con quay tự động

Kiểm tra hệ thống trục tời của giếng đứng