ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Trong những năm qua, sự đổi mới chương trình, nội dung và mô hình đào tạo của bộ môn Trắc địa mỏ đã tạo đã được sự hưởng ứng và chấp nhận của xã hội. Theo đánh giá của Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, ngành Trắc địa mỏ Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khoáng sản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm an toàn. Mô hình kỹ sư Trắc địa mỏ-Công trình không những phát huy kỹ năng trong hoạt động khoáng sản mà còn tham gia hiệu quả trong công tác xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Nhờ tiếp cận nhanh với xu thế phát triển trên thế giới, uy tín khoa học của các cán bộ giảng dạy bộ môn Trắc địa mỏ cũng đã được thế giới ghi nhận và đã có nhiều hình thức trao đổi công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa bộ môn với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trên thế giới. 

 

 

Trong ảnh: Nghiên cứu sinh theo diện học bổng của Liên minh Châu Âu (EU) Michael Buczek tại Bộ môn Trắc địa mỏ đang được GS.TS Võ Chí Mỹ hướng dẫn sử dụng máy quét la-ze SPS ZOOM-300 GEOMAX trên công trường  mỏ Cọc Sáu.