Theo thông báo ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Bộ môn tổ chức buổi báo cáo tiến độ làm LVThS để kịp thời đưa ra những góp ý, tư vấn và các biện pháp hỗ trợ để học viên hoàn thành luận văn đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Chủ nhật, ngày 06 tháng 8 năm 2017 tại văn phòng Bộ môn Trắc địa mỏ, các học viên cao học khóa 32 đã báo cáo nội dung đã hoàn thành được trong LVThS của mình.

 Các học viên K32 tại buổi báo cáo tiến độ

     Các học viên khóa 32 đều hoàn thành LVThS của mình theo đúng tiến độ và bám sát nội dung đề cương đã được duyệt. Điểm đáng chú ý là cac học viên đã có lịch làm việc cụ thể cho các phần tiếp theo, có các biện pháp và đề xuất để giải quyết các khó khăn đang gặp phải. Lãnh đạo Bộ môn Thầy Nguyễn Quốc Long đánh giá cao các kết quả đã đạt được của học viên. Thầy trực tiếp chỉ đạo Bộ môn sẽ hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện để giúp các học viên hoàn thành luận văn đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng

Học viên Nguyễn Thị Huyền báo cáo nội dung đã làm được trong luận văn

      Ngày 22/6/2017, lớp cao học kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ K33, hướng chuyên sâu Trắc địa mỏ & Quan trắc môi trường đã báo đề cương nghiên cứu tại văn phòng bộ môn Trắc địa mỏ. Tới dự buổi báo cáo có nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ và đầy đủ các thầy cô giáo của bộ môn Trắc địa mỏ.

 Học viên Hòa Thị Lương báo cáo đề cương luận văn thạc sĩ

      Sau khi nghe góp ý của Hội đồng và các nhà khoa học, các thầy cô hướng dẫn và các học viên đã thống nhất tên, nội dung, mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Danh sách các đề tài và tên học viên tương ứng như sau:

TT TÊN ĐỀ TÀI HỌC VIÊN
1 Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý môi trường khu CN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Trần Việt Dũng
2 Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển    kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Nguyễn Văn Hải
3 Dự báo dịch chuyển đứng bề mặt theo thời gian do ảnh hưởng của khai thác hầm lò trên cơ sở hàm Knothe. Áp dụng thử nghiệm tại vỉa H10 khu Bắc Mông Dương Phạm Ngọc Huy
4 Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý ô nhiễm nước thải thành phố Tuyên Quang Vũ Thị Minh Huyền
5 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý môi trường nước mặt thành phố Hà Nội Hòa Thị Lương
6 Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, khu lưu trữ và dịch vụ y tế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Nguyễn Quang Ngọc
7 Nghiên cứu quy trình giám sát hàm lượng chất lơ lửng, chất diệp lục vùng ven biển bằng dữ liệu ảnh vệ tinh LANDSAT Trần Thị Hà Phương
8 Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp Công nghệ để phục vụ công tác định vị với Độ chính xác cao trên biển đảo Việt Nam Nhữ Văn Thành
9 Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Context Capture để xây dựng bản đồ 3D từ dữ liệu UAV Nguyễn Thị Vĩnh
10 Đánh giá giải pháp kỹ thuật định vị theo công nghệ trạm CORS đơn phục vụ thành lập bản đồ tỷ lệ lớn Trần Trọng Xuân

 

 Học viên Phạm Ngọc Huy báo cáo đề cương luận văn thạc sĩ

Lớp cao học Kỹ thuật TĐ-BĐ, chuyên sâu Trắc địa mỏ và Quan trắc môi trường K33

     Ngày 29 tháng 10 năm 2016, tại văn phòng Bộ môn Trắc địa mỏ, các học viên Cao học chuyên ngành Trắc địa mỏ và quan trắc môi trường, ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ đã bảo vệ luận văn của mình trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.

 Học viên Đặng Như Duẩn tự tin bảo vệ Luận văn trước Hội đồng

     Trong những năm gần đây, chuyên ngành Trắc địa mỏ và quan trắc môi trường ngày càng có nhiều học viên theo học. Đây là chuyên ngành đào tạo do Bộ môn Trắc địa mỏ đảm nhiệm. Nội dung đào tạo của chuyên ngành được được thành lập phù hợp với nhu cầu của thực tế sản xuất, theo nhu cầu xã hội. Ngày nay, môi trường đang là vấn đề ngày càng bức xúc. Bởi vậy, hướng chuyên sâu quan trắc môi trường với nội dung ứng dụng các phương pháp địa tin học trong nghiên cứu, giám sát môi trường là thực sự cần thiết.

Các học viên lớp Cao học Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ K30 chụp ảnh lưu niệm cùng các Thầy cô

     Các học viên lớp cao học K30 đa phần đang công tác trong lĩnh vực Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ các viện nghiên cứu như Viện khoa học đo đạc và Bản đồ, Viện địa chất..., 01 học viên là giảng viên Trường đại học, 01 học viên là cán bộ sở TN&MT tỉnh Hà Nam. Chất lượng luận văn của các Học viên được hội đồng đánh giá cao. Đề tài luận văn của các học viên rất đa dạng, có nhiều điểm mới, xuất phát từ sự cần thiết của thực tế. Ví dụ như đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý xây dựng nông thôn mới của học viên Trần Phú Sơn; đề tài Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường khu vực ven biển tỉnh nghệ an phục vụ đánh giá rủi ro môi trường của học viên Phạm Thị Hoài Anh...', đây đều là những vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam.

GS. TS. Võ Chí Mỹ chụp ảnh với các Học viên K30 và NCS. Michał Buczek

     Thầy GS.TS Võ Chí Mỹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các học viên chuyên ngành Trắc địa mỏ và quan trắc môi trường nói riêng và học viên cao học nói chung. Thầy luôn quan tâm, hướng dẫn tận tình cho các Học viên để các học viên có kết quả tốt nhất, nâng cao trình độ, tiếp cận, áp dụng các phương pháp, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực của mình.

      Năm 2015, hai NCS thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công LATS, các học viên còn lại đã bảo vệ LATS ở cấp cơ sở và chuẩn bị bảo vệ ở cấp tiếp theo. Gần đây, theo chương trình hợp tác đào tạo giữa trường ĐH Mỏ - Địa chất với trường đại học AGH - Ba lan, Thầy đã hướng dẫn thêm NCS. Michał Buczek đền từ trường AGH, đây là NCS nước ngoài đầu tiên đến học tập và nghiên cứu tại Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai.

LỚP CAO HỌC KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ KHÓA 22