Trong không khí đầu xuân Mậu Tuất (2018), các sinh viên vẫn tích cực nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV). Đây là hoạt động thường niên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Khoa Trắc địa bản đồ & Quản lý đất đai và đặc biệt là sự nhiệt huyết của các thầy và trò bộ môn Trắc địa mỏ.

     Các hoạt động NCKHSV này có ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục, đào tạo, giúp sinh viên có điều kiện được thể hiện đam mê khám phá tri thức, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, viết báo cáo nghiên cứu, phục vụ tốt cho kỹ năng khác trong tương lai. 

     Nối tiếp thành công của hoạt động NCKHSV năm học 2016 – 2017, đã có 10 nhóm NCKHSV ngành Trắc địa mỏ - Công trình đăng ký thực hiện trong năm học 2017-2018. Các đề tài nghiên cứu tập trung vào hướng nghiên cứu ứng các công nghệ hiện đại trong công tác trắc địa nói chung, trắc địa mỏ nói riêng và kỹ thuật môi trường.

Nhóm NCKHSV K59 Trắc địa mỏ - Công trình đang thực nghiệm bay chụp UAV và kiểm tra mức độ sinh trưởng của cây ngô

     Nghiên cứu khoa học là một hoạt động bổ ích kích thích khả năng tư duy, nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn vấn đề, từ đó có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai giúp ích cho công việc của các bạn sau này. 

Hai nhóm NCKHSV K58  Trắc địa mỏ - Công trình đang trao đổi nghiên cứu chuyên môn với bạn NCS nước ngoài bằng tiếng anh nhằm tăng cường chất lượng nghiên cứu và khả năng ngoại ngữ

     Chúc các bạn sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình nỗ lực tham gia hoạt động và đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2017 – 2018.

 

     Chiều ngày 14/12/2017, TS Lê Thị Thu Hà chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở mã số T17-20 đại diện cho nhóm nghiên cứu gồm TS Phạm Thị Làn, ThS Lê Văn Cảnh và NCS Phạm Văn Chung, TS Nguyễn Văn Trung đã báo cáo kết quả đề tài "Ứng dụng thuật toán K Nearest Neighbors (KNN) nhằm nâng cao độ chính xác phân loại các bề mặt không thấm khu vực nông thôn từ ảnh vệ tinh Landsat OLI".

     Đến dự buổi báo cáo, về phía cơ quan chủ trì có Ths Nguyễn Thanh Hải, chuyên viên Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế; và các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc địa mỏ.

     Hội đồng nghiệm thu cấp trường gồm có: chủ tịch: GVC.TS Vương Trọng Kha, phản biện: TS Lã Phú Hiến, ủy viên: PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, PGS.TS. Trần Vân Anh, ủy viên; ThS Cao Xuân Cường, thư ký.

TS Lê Thị Thu Hà, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo đề tài

     Sau 30 phút báo cáo những kết quả chính của đề tài và hơn 60 phút trao đổi thảo luận, Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt, không trùng lặp, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Sản phẩm của của đề tài đúng như đề cương đăng ký và hướng dẫn 01 sinh viên làm đồ án tốt nghiệp đại học. Kết quả đánh giá đề tài của hội đồng xếp loại Tốt (khung 85-100 điểm).

 

 

     Chiều ngày 14/12/2017, TS Nguyễn Quốc Long chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở mã số T17-24 đại diện cho nhóm nghiên cứu gồm ThS Lê Văn Cảnh, ThS Võ Ngọc Dũng, KS Phạm Ngọc Huy (Công ty than Mông Dương) đã báo cáo kết quả đề tài "Nghiên cứu xác định các thông số góc dịch động cho mỏ Mông Dương khi khai thác xuống mức -500m".

     Đến dự buổi báo cáo, về phía cơ quan chủ trì có Ths Nguyễn Thanh Hải, chuyên viên Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế; và các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc địa mỏ.

     Hội đồng nghiệm thu cấp trường gồm có: chủ tịch: GVC.TS Vương Trọng Kha, phản biện: TS Nguyễn Viết Nghĩa, ủy viên: PGS.TS Nguyễn Đình Bé, TS. Bùi Mạnh Tùng, ủy viên; NCS Phạm Văn Chung, thư ký.

TS Nguyễn Quốc Long, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo đề tài

         Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các sản phẩm như đề cương nghiên cứu được phê duyệt, ngoài ra còn vượt trội một bài báo xuất bản bởi NXB Springer. Cụ thể bao gồm:

     - 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất;

     - 01 bài báo đăng trong cuốn sách do Springer xuất bản;

     - Bảng giá trị các thông số góc dịch động của mỏ Mông Dương;

     - Module xử lý số liệu quan trắc;

     - Hướng dẫn tốt nghiệp 01 sinh viên lớp Trắc địa mỏ - Công trình K57;

     - 01 báo cáo tổng kết đề tài có chất lượng tốt, nội dung đầy đủ và chính xác về mặt khoa học, kết cấu hợp lý và được trình bày rõ ràng.

     Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng phương pháp luận khoa học để xác định giá trị các thông số góc dịch động khi mỏ Mông Dương khai thác xuống độ sâu mức -500m nhằm xác định tối ưu kích thước trụ bảo vệ và ranh giới ảnh hưởng khai thác. Kết quả nghiên cứu cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nhìn nhận sự thay đổi của thông số góc dịch động khi khai thác xuống sâu một cách sát thực và tin cậy hơn, giúp các nhà kỹ thuật đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động do khai thác hầm lò, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Kết luận chung:

     Tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu hợp lý, đã giải quyết được những nội dung đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đề ra. Các kết quả đề tài có tính mới, đáng tin cậy và tương đồng với những kết quả nghiên cứu trong những điều kiện khác ở nước ngoài. Kết quả đánh giá đề tài của hội đồng xếp loại Tốt (khung 85-100 điểm).