Ngày 05 - 06/10/2017, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế “Geo-spatial technologies and Earth Resources” (Công nghệ Địa không gian và Tài nguyên đất) nhân dịp kỷ niệm 50 năm đào tạo ngành Trắc địa mỏ Việt Nam.

Khách quốc tế đăng ký tham dự Hội nghị

Toàn cảnh hội trường diễn ra lễ khai mạc Hội nghị và phiên toàn thể

     Tới dự Khai mạc, về phía Trường Đại học Mỏ - Địa chất có PGS. TS Lê Hải An - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Trưởng ban tổ chức; PGS. TS Trần Xuân Trường - Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS. TS Bùi Xuân Nam - Phó Hiệu trưởng; PGS. TS Trần Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm, các cán bộ viên chức và sinh viên của Trường.

     Về phía khách mời có ông Anatoly Okhotin - Chủ tịch Hội Trắc địa mỏ thế giới, đồng Trưởng ban tổ chức; ông Zou You Feng - Chủ tịch Phân ban 6 - Hội Trắc địa mỏ thế giới, cùng sự có mặt của hơn 70 giáo sư và các nhà khoa học đến từ các trường đại học và các viện nghiên cứu ở trên 20 quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Myanma, Lào, Pakistan, Singapore, Nga, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Uzbekistan; đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học Việt Nam...

PGS. TS Trần Thanh Hải - Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu chúc mừng

     Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị, PGS. TS Trần Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất bày tỏ lời cảm ơn các đại biểu, thành viên ban Tổ chức, ban Thư ký, các chuyên gia, các đối tác đến từ các trường đại học, các tổ chức trên thế giới đã nỗ lực trong công tác tổ chức GTER 2017 và tin tưởng rằng sẽ có nhiều ý tưởng mới và các cơ hội hợp tác quốc tế sẽ xuất hiện trong sự kiện quan trọng này.

  Ông Anatoly Okhotin - Chủ tịch Hội Trắc địa mỏ thế giới phát biểu

    Hội nghị bao gồm 4 chủ đề chính: Geo - spatial technologies; Advance in mining and tunneling; Geological Engineering và Environmental Engineering. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 bài báo của các nhà khoa học và các chuyên gia đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Sau quá trình phản biện, 133 bài báo đã được lựa chọn để công bố, trong số đó có 24 bài báo chất lượng cao được xuất bản trong ấn phẩm đặc biệt của Springer International Publishing.

     GTER 2017 được tổ chức vào hai ngày: 05 và 06/10, sẽ là cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trình bày các kết quả nghiên cứu, trao đổi các ý tưởng khoa học mới cũng như tìm kiếm đối tác để thiết lập sự hợp tác trong tương lai về các hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

 Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm

   Hội nghị quốc tế ISM2017 được tổ chức khoa học, các xuất bản từ hội nghị (01 cuốn sách trên Springer, 01 cuốn sách trên Publishing house) có chất lượng cao. Tất cả đã mang lại cho bạn bè quốc tế và trong nước ngày hội khoa học chuyên nghiệp. Qua đây đã nâng cao hơn nữa vị thế của Trường đại học Mỏ - Địa chất nói chung và Bộ môn Trắc địa mỏ nói triêng trên trường Quốc tế.

     NCKH Sinh viên là một hoạt động thường niên của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đây thực sự là một hoạt động bổ ích cho sinh viên, giúp các Em làm quen với nghiên cứu khoa học, tiếp cận những kiến thức mới và học cách trình bày một vấn đề khoa học trước hội đồng.   

Tiểu ban Trắc địa mỏ

     Năm nào cũng vậy sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình luôn tích cực tham gia HNKH sinh viên với số lượng đề tài chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khoa, tại HNKH sinh viên lần thứ 30 năm nay, tổng số đề tài là 12 với 8 đề tài do nhà trường cấp kinh phí thực hiện, 04 đề tài còn lại là do Bộ môn cấp kinh phí.

     Được sự hỗ trợ mọi mặt từ phía Bộ môn nên các Em sinh viên ngành Trắc địa mỏ - Công trình luôn hăng hái tham gia NCKH. Buổi bảo vệ đề tài NCKH sinh viên tại Tiểu ban Trắc địa mỏ ngày 5.5.2017 đã có rất nhiều sinh viên quan tâm đến dự.

SV Lê Thị Sinh, lớp TĐM-CT K59 báo cáo đê tài trước hội đồng

SV: Trịnh Tiến Đạt lớp TĐM-CT K58 báo cáo đề tài trước hội đồng

SV: Đoàn Đắc nhất lớp TĐM-CT K59 báo cáo đề tài trước hội đồng

SV: Phan Xuân Phương lớp TĐM - CT K57 báo cáo đề tài trước hội đồng

     Bộ môn Trắc địa mỏ không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong tập thể giảng viên của Bộ môn và sinh viên chuyên ngành Trắc địa mỏ. Cũng như ở các hội nghị quốc tế khác, đến với Hội nghị khoa học quốc tế các khoa học trái đất và phát triển bền vững nguồn tài nguyên địa chất lần này, Bộ môn Trắc địa mỏ tiếp tục có số lượng lớn các báo cáo tham dự.

Bộ môn Trắc địa mỏ tại hội nghị khoa học ngày 14/11/2106

     Các báo cáo khoa học của các Thầy cô trong bộ môn trắc địa mỏ vẫn thể hiện hai nét đặc trưng chính của chuyên ngành đào tạo theo hai hướng chuyên sâu Trắc địa mỏ - Công trình và ứng dụng địa tin học trong nghiên cứu Tài nguyên và môi trường. Ví dụ như báo cáo về ứng dụng GNSS/CORS trong công tác trắc địa mỏ (Nguyễn Viết Nghĩa và nnk), Đánh giá độ ổn định mặt bằng sân công nghiệp xây dựng trên nền đất đá thải (Lê Văn Cảnh và nnk)... báo cáo của ThS. Lê Thị Thu Hà, ThS. Cao Xuân Cường, ThS. Phạm Thị Làn tại phân ban GIS-IDIA là những báo cáo điển hình về ứng dụng Kỹ thuật địa tin học trong nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.