Ngành trắc địa mỏ công trình – Tiêu chuẩn và ứng dụng thực tế
Ngành trắc địa mỏ công trình là một ngành thuộc lĩnh vực trắc địa và là một trong những ngành nghề đang hot hiện nay, cơ hội việc làm sau khi học rất cao. Trong nội dung bài viết sau đây trắc địa mỏ chúng tôi sẽ nói rõ hơn về ngành trắc địa mỏ, và những kiến thức liên quan đến trắc địa mỏ.
Khái niệm về trắc địa mỏ là gì?
Trắc địa mỏ được hiểu chính là công tác nghiên cứu, khảo sát, thăm dò phát hiện và định vị chính xác các khoáng sản trong lòng đất. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình thực hiện khai khắc các mỏ khoáng sản.
Học ngành trắc địa mỏ công trình, bạn sẽ được trau dồi kiến thức chuyên môn, trang bị các kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực trắc địa nói chung và trắc địa mỏ nói riêng. Cụ thể, công việc của một nhân viên trắc mỏ như sau:
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ liên quan đến công tác trắc địa mỏ, thực hiện theo dõi, kiểm tra và phát hiện và khai thác các mỏ khoáng sản lộ thiên, giám sát công tác xây dựng hạ tầng. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho quá trình khai thác theo đúng thiết kế ban đầu.
- Xác định chính xác những vị trí như mặt trượt, mạch nước ngầm, các phay phá… có nguy cơ xuất hiện nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác mỏ để kịp thời đưa ra biện pháp, hướng xử lý và đảm bảo an toàn cho hoạt động và mọi người.
Tiêu chuẩn liên quan đến trắc địa trong khai thác mỏ
Trong ngành trắc địa mỏ công trình các hoạt động khai thác mỏ phải luôn chú ý đến sự an toàn. Vì vậy, trước khi tiến hành công việc cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các máy móc, thiết bị phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của từng loại máy.
Tất cả hoạt động đo đạc để phục vụ công tác trắc địa mỏ công trình đều phải đảm bảo tuân thủ theo hệ tọa độ quốc gia hiện hành, có thể thay thế bằng hệ tọa độ và độ cao độc lập đi kèm với biên bản giải trình kỹ thuật được sự đồng ý từ các cơ quan có thẩm quyền đồng ý nếu như trong trường hợp chưa có hệ tọa độ quốc gia.
Phải tuân thủ đúng theo quy chuẩn về quy định bổ sung các lưới độ độ hay độ cao quốc gia hạng 0, II, III và phải đo vẽ, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. Tất cả điều phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn đã được bổ sung này nhé.
Cần phải xây dựng phương án kỹ thuật phù hợp trước khi thực hiện các công tác địa trắc mỏ công trình tiến hành các hoạt động chính. Để được triển khai thì các phương án kỹ thuật đã xây dựng phải được cơ quan hữu quan phê duyệt. Mọi phát sinh trong quá trình thi công cần phải báo cáo trung thực lên các cấp có thẩm quyền để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo an toàn.
Công cụ sử dụng trong ngành trắc trắc địa mỏ công trình
Trắc địa mỏ là ngành nghề làm công tác đo đạc, thăm dò và khai thác khoáng sản, để đạt được hiệu quả tối cao thì việc đo đạc cần yêu cần phải chính xác tối đa. Bên cạnh việc có kiến thức và kinh nghiệm thì đòi hỏi các kỹ sư đo đạc phải biết sử dụng các công cụ hỗ trợ đo đạc chuyên dụng. Các thiết bị thường được sử dụng đo đạc trong ngành trắc địa mỏ công trình như là:
- Máy thủy bình: Dùng để xác định cao độ, độ xa giữa 2 điểm, hoặc độ xa của một điểm bất kỳ với độ chính xác được thể hiện đến từ mm trong quá trình thực hiện trắc địa mỏ công trình.
- Máy kinh vĩ: Trong quá trình thực hiện, nếu như cần đo lường các góc đứng hoặc góc bằng thì máy kinh vĩ chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực.
- Máy cân bằng laser: Các kỹ sư trắc địa nếu như muốn xác định đường thẳng, đường ngay vuông góc hay một điểm cân bằng chính xác và nhanh chóng thì máy cân bằng laser chính là công cụ cần thiết và hữu ích nhất.
- Máy toàn đạc điện tử: Một thiết bị quang học đa năng, dùng để đo đạc trong nhiều trường hợp như đo góc, đo độ, đo tọa độ, đo khoảng cách… kết quả đo đạc sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình điện tử.
Ứng dụng của ngành trắc địa mỏ công trình ngoài thực tế
Ngành trắc địa mỏ công trình được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, là một phần quan trọng giúp cho công việc được thực hiện thành công và đảm bảo. Ứng dụng của ngành trắc địa mỏ công trình ngoại thực tế như là:
- Khảo sát địa hình: Sử dụng các công cụ như GPS để khảo sát độ cao, độ dốc của địa hình nhằm giúp công tác thiết kế các công trình xây dựng, đường sá và khai thác các mỏ.
- Đánh giá tài nguyên khoáng sản: Trắc địa mỏ sẽ giúp xác định chính xác được vị trí mỏ khoáng sản, từ đó có những phương pháp giúp khai thác tài nguyên một cách chính xác nhất.
- Quản lý môi trường: Giúp theo dõi được những tác động của tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước, đất đai… đảm bảo rằng quá trình khai thác mỏ được diễn ra tuân thủ luật bảo vệ môi trường.
- Thiết kế và xây dựng công trình: Cung cấp các thông tin chính xác về địa chất và địa hình một cách chính xác hỗ trợ trợ công tác thiết kế trong xây dựng các công trình.
- Giám sát và kiểm tra: Sử dụng các công nghệ hiện đại như bản đồ 3D để theo dõi, nắm bắt sự biến đổi của địa hình và các công trình theo thời gian, kịp thời phát hiện những nguy hiểm, biến dạng có các phương hướng, biện pháp khắc phục và xử lý.
- Lập bản đồ địa chính: Lập ra bản độ chính xác về vị trí của mỏ khoáng sản hoặc đất đai để có biện pháp quản lý và quy hoạch một cách hiệu quả.
- Phân tích địa chất: Khảo sát địa chất để giúp đánh giá mức độ an toàn của đất ở khu vực đó và đưa ra những biện pháp khai thác hoặc xây dựng phù hợp, đảm bảo chất lượng.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại: Sử dụng các công cụ định viện hiện đại như máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy cân bằng laser để có thể đo đạc và thu thập dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn.
Xem thêm: Qh88 – Qh88.Com Trang Chủ Chính Thức
Đào tạo ngành trắc địa mỏ công trình
Ngành trắc địa mỏ công trình hiện tại đang có nhu cầu cao về nhân và cơ hội việc làm rộng mở. Bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu nghề nghiệp mà thị trường cần. Một số nội dung chính trong chương trình đào tạo ngành trắc địa mỏ bạn cần nắm như sau:
- Cần nắm được các kiến thức cơ bản: Toán, Vật Lý, Hóa Học.
- Kiến thức chuyên môn cần nắm: Trắc địa (đo đạc, các thiết bị máy móc, ứng dụng trong các mỏ); địa chất (nắm được các cấu trúc, tính chất, đặc điểm vật lý, động lực của đất và đá); Khảo sát địa hình (nắm được các sử dựng và ứng dụng GPS, bản đồ, mô hình 3D).
- Kỹ năng thực hành: Hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị máy móc trắc địa, phân tích dữ liệu và lập kế hoạch, quản lý dự án trắc địa mỏ hiệu quả.
Sau khi hoàn tất quá trình đào tạo ngành trắc địa mỏ, bạn có thể xin việc ở nhiều nơi như là:
- Kỹ sư trắc địa mỏ: Cơ hội làm việc tại các công ty xây dựng và khái mỏ.
- Chuyên viên địa chất: Làm công việc phân tích và đánh giá tài nguyên
- Làm việc tại các cơ quan nhà Nước như là: Sở xây dựng, Sở tài nguyên, Cục viễn thám quốc gia.
Trên đây là thông tin và các kiến thức cơ bản trong ngành trắc địa mỏ công trình. Mong rằng, qua những chia sẻ của tracdiamo chúng tôi sẽ hữu ích với bạn khi tìm hiểu về lĩnh vực trắc địa này nhé.